Chi phí xăng dầu chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành logistics, sự biến động giá dầu gây ảnh hưởng rất lớn đến với doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải logistics nói riêng.
Bạn có biết thực trạng về giá dầu hiện nay diễn biến thế nào?
Thời gian qua, doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19 chưa kịp phục hồi thì nay lại thêm vấn đề mới đó là giá dầu tăng cao, gây ảnh hưởng nặng cho ngành vận tải hoạt động trong hệ thống logistics. Đặc biệt, tình hình chiến sự giữa Ukraine và Nga khiến giá dầu có dấu hiệu leo thang. Trong 2 tháng gần đây giá dầu có dấu hiệu giảm, giá dầu hiện nay ngang bằng với thời điểm cuối năm 2021 đã phần nào làm cho chi phí logistics giảm nhưng vẫn còn ở mức cao nếu so sánh với thời điểm trước dịch COVID-19 bùng phát.
Áp lực và nỗi lo lắng của doanh nghiệp Logistics về biến động giá dầu ra sao?
Hoạt động logistics bao gồm các chi phí: chi phí vận tải, chi phí kho bãi và chi phí hàng dự trữ. Riêng đối với hoạt động vận tải, chi phí nhiên liệu là chi phí lớn, chiếm tỉ trọng từ 30-40% chi phí khai thác tàu. Nếu tính đầy đủ chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm khoảng 60%. Khi giá dầu tăng sẽ gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình vận tải hàng hóa. Ngoài ra, phí vận chuyển tăng tác động vào cấu thành phí logistics với một loạt phí cùng tăng như: cầu đường, xăng dầu, nhân công, cầu cảng bến bãi. Khó khăn chồng khó khăn lên hệ thống logistics cùng với việc thiếu hụt container rỗng khá trầm trọng. Container rỗng để chứa hàng hóa xuất khẩu hiện đang khan hiếm.
Bên cạnh đó chi phí vận tải còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của logistics Việt Nam, tác động đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Biến động của giá dầu đã tạo nên một sức ép lớn cho ngành logistics nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Tuy nhiên, không cứ giá dầu tăng là có thể được áp tăng giá logistics cho khách hàng, bởi vì trong logistics, các doanh nghiệp thường có những hợp đồng ràng buộc giá dài hạn. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh các phương án làm sao để không tăng giá quá nhiều so với hợp đồng đã cam kết, hoặc điều chỉnh quá nhiều lần gây nên sự xáo trộn trong các ngành sản xuất.
Các doanh nghiệp Logistics phải ứng phó ra sao?
-
-
-
-
Doanh nghiệp thay đổi các chính sách kinh doanh khác như tìm nguồn cung ứng ở gần thị trường cuối cùng để giảm chi phí vận chuyển, đàm phán với khách hàng để giảm các chi phí liên quan.
-
Khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu dùng các công cụ bảo hiểm giá.
-
Cần phải thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng đối với các sản phẩm xăng dầu, từ thu mua các nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến bán hàng và tiêu dùng để duy trì nguồn xăng ổn định.
-
-
-
Contact Us:
????: 1900 966971
: info@wr1.com.vn
????: Facebook.com/wr1nvocc
: HCMC/ HAI PHONG/ HA NOI/ ĐA NANG