Quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật bản
Tình hình chung
Cùng nhau xây dựng mối quan hệ ngoại giao từ năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa và mang lại không ít các thành tựu hợp tác đầy ấn tượng.
Nhờ vào mối quan hệ song phương giữa 2 nước mà vào năm 2022 vừa qua chỉ số kim ngạch thương mại đã đạt gần 50 tỷ USD. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là nước đã xuất khẩu với giá trị ấn tượng là 24,2 tỷ USD và nhập khẩu là 23,4 tỷ USD. Nhật Bản được đánh giá là đối tác xuất – nhập khẩu lớn thứ 3 trên thị trường Việt Nam
Cập nhật: 04/09/2023 I Nguồn: vietnamplus.vn
Quan hệ thương mại
Nhật Bản không chỉ giới hạn trong việc kết nối hữu nghị với Việt Nam. Đã có không ít các Hiệp định được ký kết để tăng cường mối quan hệ hữu nghị như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)…
Hiện nay tại Việt Nam, Nhật Bản đang là một trong những đối tác đầu tư và việc trợ ODA hàng đầu. Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc gọi vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế của cả 2 nước
Cập nhật: 04/09/2023 I Nguồn: vietnamplus.vn
Cảng biển/sân bay chính
Các loại hình vận chuyển
Các loại hình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam – Nhật bản là:
Đường biển
- Vận chuyển hàng FCL (Full Container Load)
- Vận chuyển hàng LCL (Less-than-container Load)
THỜI GIAN VẬN CHUYỂN
Từ 7 – 10 ngày, tùy thuộc vào cảng đi và cảng đến. Bạn có thể tham khảo các tuyến sau đây:
- HCM – NGO: 9 ngày
- HCM – TYO: 7 ngày
- HPH – NGO: 8 ngày
- HPH – TYO: 7 ngày
Đường Hàng không
- Vận chuyển hàng nguyên chuyến (air charter)
- Express
THỜI GIAN VẬN CHUYỂN
Từ 2 – 4 ngày, tùy từng loại hình dịch vụ vận chuyển
Yêu cầu nhập khẩu vào Nhật bản
Yêu cầu về mặt hàng nông sản
- Cần phải được kiểm tra và chứng nhận cho chất lượng, an toàn thực phẩm và độ an toàn từ các cơ quan hoặc tổ chức chính phủ Nhật Bản
- Sản phẩm nông sản cần phải có chứng nhận xuất xứ để xác định nguồn gốc của sản phẩm
Yêu cầu về mặt hàng thực phẩm tươi sống
- Cần phải có chứng nhận xuất xứ để xác định nguồn gốc của sản phẩm
- Cần phải được đóng gói và ghi nhãn theo quy định của Nhật Bản, bao gồm thông tin về nguồn gốc, ngày sản xuất…
Yêu cầu về mặt hàng thời trang, dệt may
- Bắt buộc phải qua kiểm tra sản phẩm và không thể tiêu thụ mà không có chứng nhận của JIS và JAS
- Các chất phụ gia, kể cả chất nhân tạo và chất tự nhiên, không được chấp nhận đều bị cấm sử dụng ở Nhật Bản
Yêu cầu về nhãn mác, bao bì
- Để hàng hóa thực phẩm và đồ uống có thể nhập khẩu vào đây, bắt buộc phải có chứng nhận Halal
- Phải được dịch sang tiếng Arab, trong đó bao gồm các thông tin được thể hiện rõ ràng như tên phản phẩm, xuất xứ, hàm lượng các chất…