Tin Tức

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM

Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng mang tính chất đặc thù. Các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, lưu hành mỹ phẩm bắt buộc phải chịu sự quản lý của Bộ Y Tế. Vậy quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào?
1. Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu đối với mỹ phẩm nằm trong danh mục bắt buộc phải công bố?

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố (theo mẫu Phụ lục 01 – MP ban hành kèm theo Thông tư 29/2020/TT-BYT).

• Lưu ý: Phiếu công bố phải được người đại diện theo pháp luật ký và đóng dấu giáp lai, có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.

• Cách lập Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam trình bày theo ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, gồm có đầy đủ các nội dung sau:

• Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất.

• Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

• Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam).

• Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền.

• Thời hạn ủy quyền.

• Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam.

• Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

• CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

• CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây: Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp. / Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS.

Lệ phí công bố: 500.000 VNĐ

2. Hồ sơ hải quan nhập khẩu mỹ phẩm?

Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC) hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
– Chứng từ có liên quan (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử):

• Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại).

• Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu).

• Packing List (Phiếu đóng gói).

• Template For Notification Of Cosmetic Product (Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm).

• Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ mỹ phẩm).

• Certificate of quality (Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm).

• Các chứng từ liên quan khác…

3. Thuế nhập khẩu và mã HS mỹ phẩm?

– Biểu thuế nhập khẩu mỹ phẩm bắt buộc gồm có: Thuế suất nhập khẩu và Thuế giá trị gia tăng. (VAT)
– Công thức tính thuế áp dụng thuế suất theo tỉ lệ % như sau:

Thuế Nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu.

Thuế Gía trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + Thuế Nhập khẩu) x Thuế suất thuế GTGT.

– Mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường:

• Sữa tắm: 33043000 – Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 27%

• Sữa rửa mặt: 33049930 – Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%

• Sữa dưỡng thể: 33049930 – Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%

• Kem dưỡng da: 33049930 -Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%

• Mặt nạ dưỡng da: 33049990 -Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%

• Son, son môi: 33041000 – Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 20%

• Dầu gội đầu: 33051090 – Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 15%

Zalo Wr1