Tin Tức

NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN LƯU Ý VỀ TẢI TRỌNG XE ĐẦU KÉO

Trước nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng lớn trên khắp cả nước, đặc biệt là đến các thành phố cảng, cửa khẩu, lưu lượng xe đầu kéo, container ngày càng nhiều. Đã có nhiều điều luật ra đời để quản lí các dòng xe này lưu thông, đảm bảo an toàn cho người dân và các cơ sở hạ tầng. Tài xế cũng như các doanh nghiệp cần nắm vững những quy định dành cho xe đầu kéo và container để quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và an toàn. Hãy cùng WR1 tìm hiểu nhé!
1. Trọng tải xe là gì?
Theo Nghị định 86/2014 NĐ-CP ở khoản 8 điều 3 có định nghĩa về trọng tải của xe như sau: Trọng tải thiết kế của xe chính là khối lượng người hay hàng hóa tối đa mà xe đó được chở theo tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Do đó có thể hiểu rằng, đây là khối lượng tối đa mà phương tiện có thể vận chuyển được mà nhà sản xuất tính toán chuẩn trước.
Ví dụ, trọng tải xe là 20 tấn thì khối lượng hàng hóa lớn nhất mà xe có thể chở được là 20 tấn. Thông thường, trọng tải của các xe cơ giới như xe tải, xe đầu kéo sẽ thể hiện trong đăng kiểm xe cơ giới – được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam. Xe sử dụng đúng và không thường xuyên vượt quá trọng tải quy định sẽ giúp xe vận hành tốt, bền bỉ và mạnh mẽ hơn.
2. Tải trọng xe là gì?
Tải trọng được hiểu là khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang vận chuyển. Cần chú ý từ “đang” trong định nghĩa tải trọng để phân biệt với trọng tải. Vì theo quy định của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính – lĩnh vực giao thông đường bộ (Điều 37 nghị định 15) thì “tải trọng” là sức tải mà một chiếc xe cơ giới tác động lên bề mặt cầu đường. “Tải trọng” thường được quy định rõ ràng ở từng tuyến đường cụ thể để tránh trường hợp xe tham gia lưu thông chuyên chở quá tải trọng gây hại đến bề mặt cầu đường hay gây hiểm khi vận chuyển.
Chính vì vậy mà khi vận chuyển hàng hóa cả chủ hàng và chủ xe cần hiểu rõ về 2 khái niệm trên và xác định được khối lượng hàng hóa đang chở để tránh tình trạng bị xử phạt do quá tải.
3. Cách tính tải trọng xe đầu kéo?
Tải trọng = tổng trọng tải – tự trọng của xe – số người ngồi trên xe
Thêm vào đó, chúng ta cần tính tải trọng xe đầu kéo dựa vào tổng số trục của xe. Bởi tổng trọng lượng của xe đầu kéo sẽ phân bố trên mỗi trục xe.
4. Cách tính tải trọng xe đầu kéo dựa trên số trục xe?
Với tổng số trục xe là 3 trục thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 26 tấn.
Với tổng số trục xe là 4 trục thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 34 tấn.
Với tổng số trục xe là 5 trục thì:
• Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 38 tấn.
• Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 42 tấn.
5. Cách tính % xe quá tải trọng?
Xe quá tải trọng là xe chở hàng vượt mức khối lượng chuyên chở được cho phép theo quy định. Các trường hợp xe chở quá tải trọng sẽ bị cơ quan chức năng tính toán phần trăm vượt tải để xử phạt theo mức. Vì thế, ngoài biết được cách tính tải trọng xe đầu kéo thì tài xế, chủ xe hay chủ hàng còn cần tìm hiểu về cách tính % xe quá tải trọng để tránh và có phương án vận chuyển cũng như cách xếp hàng hợp lý nhất.
Khối lượng hàng hóa quá tải (D) = Khối lượng thời điểm kiểm tra thực tế – khối lượng xe – trọng tải hàng hóa mà xe được phép chở.
Phần trăm quá tải (%) = D / khối lượng xe.
Ví dụ: Nếu một xe đầu kéo có khối lượng 4000kg và khối lượng hàng hóa được chở sẽ là 8000kg. Trường hợp công an kiểm tra và xác định tổng khối lượng của xe là 15000kg:
Khối lượng hàng quá tải (D) = 15000 – 4000 – 8000 = 3000 (Kg).
Phần trăm quá tải = D/ Khối lượng xe = 3000/(4000×100%) = 75%.
Khi đã biết cách tính % xe vượt quá tải trọng, chủ xe và tài xế nên tra cứu tìm hiểu thêm về mức xử phạt hành chính theo pháp luật quy định đối với người điều khiển xe quá tải và người chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu doanh nghiệp và cá nhân) để cân nhắc và tránh tuyệt đối chở hàng vượt tải.
Zalo Wr1