Tin Tức

PHÂN BIỆT FREIGHT PREPAID VÀ FREIGHT COLLECT

Freight prepaid và Freight collect là hai thuật ngữ về chi phí được sử dụng phổ biến trong hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong lĩnh vực logistics chúng ta thường bắt gặp được các thuật ngữ Freight Prepaid và Freight Collect này, vậy Freight Prepaid và Freight Collect là gì? Vai trò của chúng là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa Freight Prepaid và Freight Collect? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Freight Prepaid và Freight Collect, hãy cùng WR1 tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Freight Prepaid là gì?
Freight Prepaid hay được hiểu là cước phí mà bên xuất khẩu/ shipper sẽ phải trả tại cảng, đồng nghĩa với việc hàng hóa chỉ được đưa lên tàu khi bên xuất khẩu/ shipper đã thanh toán toàn bộ tiền cước phí (các hãng tàu sẽ không chấp nhận công nợ).
Để hiểu đơn giản thì bạn có thể hình dung freight prepaid tương tự như các loại thẻ visa prepaid hay điện thoại trả trước (Prepaid), bạn sẽ phải nạp tiền vào trước rồi mới được sử dụng trong phạm vị số dư còn lại trong tài khoản.
2. Freight Collect là gì?
Ngược với Freight Prepaid là “freight collect”, thuật ngữ này thể hiện người nhận hàng chịu trách nhiệm về cước phí vận chuyển. Bên chịu trách nhiệm thu cước tàu chính là các đại lý của Forwarder tại cảng đích đến (cảng dỡ hàng).
Để hiểu một cách dễ dàng hơn, bạn có thể nghĩ nó tương tự như việc bạn sử dụng điện thoại thuê bao trả sau vậy. Bạn sử dụng dịch vụ trước và trả cước phí sau.
3. Vai trò của Freight Prepaid và Freight Collect trong logistics?
Đứng ở góc độ lợi ích của hãng tàu, hãng muốn tránh rủi ro bị nợ cước và không đòi được. Nếu điều kiện bán hàng là nhóm C, D người Xuất khẩu là người thuê tàu. Người xuất khẩu là người trả tiền cước – Freight. Hãng tàu thường phải thu cước trước. Vì nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả, hãng tàu muốn giữ hàng lại thì không thể được, vì chỉ cần người nhập khẩu trình giấy B/L hợp lệ thì họ lấy được hàng. Người bán là người thuê tàu, nên hãng tàu phải giải quyết nợ cước với người xuất khẩu.
Nếu điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì người nhập khẩu là người thuê tàu. Người nhập khẩu là người trả tiền cước – Freight. Hãng tàu thường chấp nhận thu cước sau (đợi hàng đến cảng đích rồi mới thu). Và nếu hàng đến cảng đích rồi mà tiền cước chưa được trả thì hãng tàu sẽ giữ hàng lại. Khi nào người nhập khẩu trả tiền cước xong mới cho hàng ra.
Tuy nhiên thực tế nếu người xuất khẩu là khách hàng VIP truyền thống thì hãng tàu sẵn sàng cho người xuất khẩu nợ, trả chậm tiền cước. Khi đó trên B/L hãng tàu thể hiện là Freight Collect. Là một người nhập khẩu, trong lần đầu làm ăn, nếu muốn mua bán theo điều kiện người xuất khẩu phải thuê tàu (nhóm C, D) thì nên yêu cầu người bán phải có đc B/L ghi rõ là Freight Prepaid.
4. Phân biệt Freight Prepaid và Freight Collect?
Khi hiểu rõ về 2 loại cước này chúng ta dễ dàng sử dụng chúng đúng với mục đích, nhu cầu.
Giống nhau:
• Đều là những loại phí sẽ được trả cho bên nào mà bạn trực tiếp book tàu.
• Đều là Local Charges được trả tại cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng.
• Đều là phí được thu khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển.
• Mục đích của Freight Collect và Freight Prepaid là để tránh rủi ro cho hãng tàu, loại bỏ tình trạng bị nợ cước không đòi được.
• Trường hợp bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước vì chỉ cần bên nhập khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể lấy hàng.
• Trường hợp bên nhập khẩu là bên thuê tàu thì có thể thu tiền sau, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán trả tiền mới có thể lấy hàng.
Khác nhau:
TIÊU CHÍ FREIGHT PREPAID FREIGHT COLLECT
Bên trả cước Người gửi chịu trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển. Đồng thời, họ phải trả khoản phí khác và và phí phát sinh liên quan đến hoạt động vận chuyển quốc tế. Người nhận chịu trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển. Đồng thời, các chi phí khác gồm cả phí phát sinh họ cũng phải trả.
Bên thu cước Hãng tàu thu của người gửi Đại lý của Forwarder thu từ người nhận
Cảng trả cước Cảng xếp hàng Cảng dỡ hàng
Vận đơn thể hiện Trên Master Bill và House Bill Chỉ có House Bill
Điều kiện mua hàng áp dụng Thường dùng trong các terms nhóm C và D Thường dùng trong các terms nhóm E và F
Zalo Wr1