Theo cập nhập mới nhất từ báo cáo của bộ Công Thương Việt Nam, thì trong 2 tháng đầu năm 2024 chỉ số tổng kim ngạch xuất nhật khẩu của nước ta đã ước tính mức độ tăng trưởng, với con số đạt được là 113,96 tỷ USD. Đây thật là một chỉ số ấn tượng, khi cho thấy thị trường đã tăng trưởng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 19,2% và nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu đạt 4,72 tỷ USD. Đây chắc chắn là một tin tức hết sức vui mừng cho tình hình xuất nhập khẩu của nước ta nhưng cũng là điểm các nhà kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý nếu muốn vực dậy sau một năm kinh tế không mấy khởi sắc. Vậy chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu đó như thế nào? Hãy cùng WR1 tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Tình hình xuất khẩu
Tổng quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước đạt 16,14 tỷ USD, tăng 33,3% và chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 72,8%.
Trong các nhóm hàng xuất khẩu, đã có đến 11 mặt hàng đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 75,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 52,5%. Các thiết bị, linh kiện điện tử và điện thoại là các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, ước đạt 9,58 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Đa số hầu hết các mặt hàng đều ghi nhận được mức tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã có đến 39/45 mặt hàng tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt máy vi tính, sản phẩm điện tử cũng đã tăng trưởng tới 33,9%, đạt 9.54 tỷ USD trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến cũng là loại nhóm hàng đạt được mức tăng trưởng cao. Cụ thể như gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch xuất khẩu tăng 43,8%, sắt thép tăng 45,4%, giày dép tăng 18,3%, hàng dệt may tăng 15%…
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2024 phân bổ như sau: nhóm nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1% (ước đạt 0,59 tỷ USD), nhóm công nghiệp chế biến chiếm 88,4% (đạt 52,45 tỷ USD), nhóm nông sản, lâm sản chiếm 8,4% (ước đạt 5 tỷ) và nhóm thuỷ sản chiếm 2,2% (ước đạt 1,3 tỷ USD).
Thị trường hàng hóa Việt Nam ngày càng đa dạng các loại hình mặt hàng xuất khẩu. Nhờ vào mối quan hệ giao thương rộng rãi với các nước có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… mà tình hình xuất nhập khẩu đang ngày càng nhận được sự quan tâm và ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Cụ thể theo ghi nhận, tình trạng xuất khẩu đã tăng lên gần 34% so với cùng kỳ năm trước khi giao thương với Mỹ, với Nhật Bản là 19,6% và Trung Quốc là 7,7%
Mặc dù với sự cởi mở trong việc xuất khẩu là cơ hội cho các doanh nghiệp hay các nhà kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là điểm mà các doanh nghiệp cần chú ý nếu muốn phát triển hơn nữa. Sự cởi mở sẽ kéo theo tính cạnh tranh tăng cao, chính vì thế các nhà kinh doanh phải biết chủ động và hiểu hơn về thị trường, người tiêu dùng thì mới có thể nâng cao doanh thu của mình.
Tình hình nhập khẩu
Trong tháng 2/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 23,72 tỷ USD, giảm 23,2% so với tháng trước. Với sự dần hồi phục của ngành sản xuất và xuất khẩu trong thời điểm hai tháng đầu năm vừa qua mà du nhập khẩu các máy móc, thiết bị sản xuất… cũng đã tăng theo.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu trong nước đạt 19,67 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dự ước tính 34,95 tỷ USD, tăng 13,3%.
Trong 2 tháng đầu năm 2024 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 02 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 41,3%).
Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 94% và tăng 22,2%, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47% và tăng gần 25%. Cho thấy việc các doanh nghiệp nhập khẩu các nhóm hàng máy móc phục vụ cho ngành sản xuất được tăng cao đánh dấu cho sự khởi sắc so với sự ảm ảm đạm như đầu năm 2023. Về chi tiết thì cán cân thương mại xuất khẩu đã tăng trưởng 4,72 tỷ USD so với 3,5 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024
Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, với Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản và EU cũng đóng góp với tăng trưởng ước lần lượt là 19,6% và 14,2%.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 2/2024 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD. Tính toàn bộ 2 tháng đầu năm 2024, dự kiến cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước (3,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực trong nước dự kiến nhập siêu 3,53 tỷ USD, với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) dự kiến sẽ có xuất siêu 8,25 tỷ USD. Các kết quả này đem lại hy vọng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2024.