Tải trọng trục xe là gì và cách tính ra sao là vấn đề rất nhiều người đặt ra. Hiểu để giúp bạn tránh vi pháp luật và bị xử phạt theo đúng quy định. Hầu hết những lái xe tải hiện nay đều cần phải nắm được tải trọng trục xe như thế nào để từ đó có thể tránh được những mức xử phạt giao thông.
1. Tải trọng trục xe là gì?
Để hiểu được tải trọng trục xe là gì trước hết các bạn cần phải nắm được trục xe tải là gì? Đây là bộ phận liên kết chúng có tác dụng kết nối 2 bánh xe đối diện nhau. Thông thường mỗi xe tải sẽ có tối thiểu 2 trục xe bao gồm trục xe bánh trước và bánh sau. Vậy tải trọng trục xe được hiểu một cách đơn giản đó chính là phần tải trọng của xe được phân bố đều trên mỗi xe. Như đã nói mỗi xe có nhiều trục xe khác nhau và vì thế tải trọng của chúng cũng không giống nhau. Sự có mặt của các trục xe để đảm bảo sự nâng đỡ cho hàng hóa được thuận lợi nhất.
2. Quy định tải trọng trục xe thế nào?
Giới hạn Trọng tải trục xe tải được quy định tại Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Quy định về Trọng tải, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá Trọng tải, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
a/ Trục đơn: Trọng tải trục xe ≤ 10 tấn.
b/ Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
-
-
-
-
Trường hợp d < 1,0 mét, Trọng tải cụm trục xe ≤ 11 tấn.
-
Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, Trọng tải cụm trục xe ≤ 16 tấn.
-
Trường hợp d ≥ 1,3 mét, Trọng tải cụm trục xe ≤ 18 tấn.
-
-
-
c/ Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
-
-
-
-
Trường hợp d ≤ 1,3 mét, Trọng tải cụm trục xe ≤ 21 tấn.
-
Trường hợp d > 1,3 mét, Trọng tải cụm trục xe ≤ 24 tấn.
-
-
-
Với quy định về Trọng tải trục xe như trên sẽ yêu cầu các tài xế đảm bảo việc chở hàng hóa theo đúng mức Trọng tải giới hạn. Bởi cho dù là cố tình hay vô ý vi phạm thì chắc chắn tài xế xe cũng sẽ phải chịu mức xử phạt lỗi chở hàng quá Trọng tải theo đúng quy định.
3. Quy định xử phạt vượt quá tải trọng
Hành vi vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức phạt tương ứng như sau:
Hành vi chở hàng vượt trọng tải theo Giấy CNKĐ |
Xử phạt lái xe(Điều 24) |
Xử phạt chủ phương tiện(Điều 30) |
||||||
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP |
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP |
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP |
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP |
|||||
Quá tải 10 – 30% |
Từ 800 – 1 triệu (aK2) |
Từ 800 – 1 triệu (aK2) |
Cá nhân: 2 – 4 triệuTổ chức: 4 – 8 triệu (hK7Đ30) |
Cá nhân: 2 – 4 triệuTổ chức: 4 – 8 triệu (hK7Đ30) |
||||
Quá tải 30 – 40% |
Từ 800 – 1 triệu (aK5) |
Từ 3 – 5 triệu(aK5)Tước 1 – 3 tháng |
Cá nhân: 2 – 4 triệuTổ chức: 4 – 8 triệu (dK9Đ30) |
Cá nhân: 6 – 8 triệuTổ chức: 12 – 16 triệu (dK9Đ30) |
||||
Quá tải 40 – 50% |
Từ 3 – 5 triệu (K5)Tước 1 tháng |
Từ 3 – 5 triệu (aK5)Tước 1 – 3 tháng |
Cá nhân: 12 – 14 triệuTổ chức: 24 – 28 triệu (dK9Đ30) |
Cá nhân: 6 – 8 triệuTổ chức: 12 – 16 triệu (dK9Đ30) |
||||
Quá tải 50 – 60% |
Từ 3 – 5 triệu (K6)Tước 1 tháng |
Từ 5 – 7 triệu (K6)Tước 1 – 3 tháng |
Cá nhân: 12– 14 triệuTổ chức: 24 – 28 triệu (aK10Đ30) |
Cá nhân: 14 – 16 triệuTổ chức: 28 – 32 triệu (aK10Đ30) |
||||
Quá tải 60 – 100% |
Từ 5 – 7 triệu (K6)Tước 2 tháng |
Từ 5 – 7 triệu (K6)Tước 1 – 3 tháng |
Cá nhân: 14 – 16 triệuTổ chức: 28 – 32 triệu |
Cá nhân: 14– 16 triệuTổ chức: 28 – 32 triệu (aK10Đ30) |
||||
Quá tải 100 – 150% |
Từ 7 – 8 triệu (K7)Tước 3 tháng |
Từ 7 – 8 triệu (K7)Tước 2 – 4 tháng |
Cá nhân: 16 – 18 triệuTổ chức: 32 – 36 triệu (K11) |
Cá nhân: 16 – 18 triệuTổ chức: 32 – 36 triệu (K11) |
||||
Quá tải trên 150% |
Từ 7 – 8 triệu (K8)Tước 3 tháng |
Từ 8-12 triệu (K8)Tước 3 – 5 tháng |
Cá nhân: 16 – 18 triệuTổ chức: 32 – 36 triệu (K11) |
Cá nhân: 18 – 20 triệuTổ chức: 36 – 40 triệu (K11) |