Tại Hội nghị COP26 (2021), cùng với 137 quốc gia khác, Việt Nam đã cam kết tham gia Net Zero, bao gồm 5 mục tiêu chính, trong đó có một cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí CH4 vào năm 2030. Để thực hiện cam kết này, vào ngày 5/8/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CH4 đến các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Nhằm đón đầu xu hướng và thực hiện cam kết hiệu quả về giảm phát thải khí với mục tiêu hướng tới phát triển xanh và bền vững WR1 cũng đã triển khai các giải pháp thực hiện trong hoạt động vận chuyển của mình.
Tác động khí Metan đến sự nóng nóng lên toàn cầu
Trong cuộc chiến dài về biến đổi khí hậu và tác động phức tạp đến toàn cầu, khí Carbon dioxide (CO2) luôn được coi là nguyên nhân chính gây nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây con người đã nhận ra rằng ngoài CO2 còn có một khí có tác động mạnh mẽ hơn đối với hiện tượng nhà kính, đó là khí Metan (CH4).
Khí CH4 là một trong sáu loại khí nhà kính (KNK) có tác động lớn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mặc dù thời gian tồn tại của CH4 trong khí quyển chỉ khoảng 12 năm, ngắn hơn nhiều so với CO2, nhưng nó có khả năng hấp thụ năng lượng cao hơn và ảnh hưởng đến quá trình nóng lên của Trái Đất nhiều hơn CO2.
Để so sánh tác động của một chất bất kỳ với 1 tấn CO2 đến quá trình nóng lên của Trái Đất, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã sử dụng chỉ số Global Warming Potential (GWP). Trong vòng 20 năm ảnh hưởng của 1 tấn CH4 sẽ tác động gấp 72-86 lần 1 tấn CO2, tỷ lệ này là 25-34 lần trong thời gian 100 năm và khoảng 6,7 lần trong 500 năm. Do đó, việc cắt giảm CH4 là một biện pháp rất hiệu quả để giảm tác động đến quá trình nóng lên của Trái Đất, bên cạnh việc cắt giảm CO2.
Mỗi năm, trung bình sẽ có khoảng 570 triệu tấn CH4 được thải ra khí quyển, trong đó 40% là nguồn phát thải tự nhiên và 60% do hoạt động con người. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2020 hoạt động dầu khí trên toàn cầu đã thải ra hơn 70 triệu tấn CH4, tương đương với lượng CO2 mà ngành năng lượng châu Âu thải ra. Các nguồn thải CH4 chủ yếu đến từ hoạt động khai thác dầu khí như đốt đuốc, xả vent, rò rỉ từ đường ống và bể chứa, bay hơi từ quá trình lưu trữ dầu DO và đốt nhiên liệu để vận hành động cơ, các sự cố bất thường/ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng,…
Hành động của Việt Nam tại Hội nghị COP26
Tại Hội nghị COP26 (2021), cùng với 137 quốc gia khác, Việt Nam đã cam kết tham gia Net Zero, bao gồm 5 mục tiêu chính, trong đó có một cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí CH4 vào năm 2030 (gọi là Global Metan Pledge – GMP). Để thực hiện cam kết này, vào ngày 5/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CH4 đến năm 2030. Kế hoạch này nhằm mục tiêu giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí CH4 vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Để tăng hiệu quả thực hiện giảm phát thải khí Metan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khí Metan đến năm 2030 với 6 nhiệm vụ chính:
– Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách;
– Triển khai các biện pháp giảm phát thải khí Metan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải;
– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức;
– Tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực;
– Giám sát và đánh giá.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là đảm bảo tổng lượng phát thải khí CH4 không vượt quá 96,4 triệu tấn khí CO2 tương đương, giảm 13,34% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí CH4 từ hoạt động trồng trọt không vượt quá 42,2 triệu tấn CO2tđ (CO2 tương đương), phát thải từ hoạt động chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ, phát thải từ quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải không vượt quá 21,9 triệu tấn CO2tđ, phát thải từ khai thác dầu khí không vượt quá 10,6 triệu tấn CO2tđ, phát thải từ khai thác than không vượt quá 3,5 triệu tấn CO2tđ, và phát thải từ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch không vượt quá 1,3 triệu tấn CO2tđ.
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ và là xu hướng tất yếu trên thế giới để đối phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam, đặc biệt là đơn vị WR1, đã quyết tâm triển khai các giải pháp nhằm đón đầu xu hướng này và thực hiện cam kết hiệu quả về giảm phát thải khí, nhằm hướng tới một sự phát triển xanh và bền vững.