Tin Tức

Tình hình xuất nhập khẩu và biến động giá cước các tuyến Mỹ năm 2023

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2023
Theo Tổng cục thống kê, 11 tháng đầu năm 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 87,88 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. TOP 5 mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với trị giá kim ngạch xuất khẩu lớn nhất có thể kể đến như:

Top 5 mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Top 5 mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ

– Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: 16,47 tỷ USD
– Máy vi tính và linh kiện: 15,20 tỷ USD
– Hàng dệt may: 13,17 tỷ USD
– Điện thoại các loại và linh kiện: 7,34 tỷ USD
– Gỗ và sản phẩm gỗ: 6,56 tỷ USD
Trong năm 2023 cũng đánh dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia. Năm 2024, Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên với tình hình kinh tế toàn cầu đấy khó khăn và biến động như hiện nay, các doanh nghiệp cần có phương án thích ứng và thay đổi linh hoạt.

Tình hình biến động giá cước các tuyến đi Mỹ

Tình hình biến động giá cước các tuyến đi Mỹ
Tình hình biến động giá cước các tuyến đi Mỹ

Cuối năm 2023, tình hình hình xung đột Biển Đỏ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, kéo theo vô vàn hệ lụy ảnh hướng tới việc vận chuyển hàng hóa đường biển qua khu vực này. 6 trong 10 hãng tàu lớn nhất thế giới:Maersk, MSC, Hapag-Lloyd, CMA CGM, ZIM và ONE dừng đi qua Biển Đỏ. Việc định tuyến lại chuyến đi khiến hãng tàu sẽ phải vận chuyển với cung đường dài hơn, vòng quanh Châu Phi và đi qua Mũi Hảo Vọng thay vì đi qua Kênh đào Suez. Lịch trình từ châu Á đến châu Âu/Địa Trung Hải/Bờ Đông nước Mỹ bị kéo dài thêm ít nhất 10 ngày, tốn nhiều chi phí nguyên liệu hơn.                                                                                                                                                           

Việc đình chỉ các chuyển tàu đi qua khu vực này cũng khiến việc điều chuyển container rỗng tại một số cảng trong Biển Đỏ, Israel, Địa Trung Hải trở nên khó khăn hơn. Điều này gây ra các hình huống thiếu container rỗng trong thời gian sắp tới. Cùng với đó, các tình trạng hạn hán ở kênh đào Panama và rủi ro cướp biển khu vực châu Phi (Somali) tác động xấu tới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Tác động trung hạn
– Giá cước vận tải biển tăng rất mạnh và ít space hơn, container rỗng bị khan hiếm.
– Tắc nghẽn cảng tại các cảng Bắc Âu/ Bờ Tây Hoa Kỳ.
– Sự chậm trễ kéo dài đối với các lô hàng đến Bờ Đông Hoa Kỳ.
– Sự chậm trễ trong xuất nhập khẩu khu vực châu Á trước và sau Tết Nguyên đán do tàu bị trì hoãn và container rỗng.
– Gia tăng phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh ở biển Đỏ

Lời khuyên từ WR1
Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đặt chỗ container trước từ 4-5 tuần để đảm bảo có chỗ.
Sử dụng các phương thức vận chuyển khác (nếu phù hợp) như: Vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

Zalo Wr1