Tin Tức

Vì sao vận chuyển hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy phép FMC?

Nếu bạn là doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ thì việc hiểu rõ “Giấy phép FMC” là rất quan trọng. Vậy khái niệm FMC là gì, được phân loại như thế nào và mang lại lợi ích gì?
Vì sao vận chuyển hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy phép FMC?
Vì sao vận chuyển hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy phép FMC?

1. Giấy phép FMC là gì?

1.1. Khái niệm
FMC (US Federal Maritime Commission) là Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1961 tại Washington. Tổ chức này chuyên xử lý các quy định chung về vận tải thương mại quốc tế. Và FMC License là giấy phép do đơn vị này phát hành nhằm yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa phải có giấy phép như là trung gian vận chuyển hàng hóa trước khi đi vào hoạt động. Sỡ hữu giấy phép FMC, doanh nghiệp có thể phát hành HBL (House Bill of Lading) đi Mỹ và ký hợp đồng dịch vụ với hãng tàu.
1.2. Phân loại giấy phép FMC
OTI-NVOCC (Phổ biến nhất): Giấy phép này cho phép doanh nghiệp có thể phát hành HBL như một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ. Tất cả các cước phí và phụ phí áp dụng trên HBL (giá bán) cho cả xuất và nhập đều phải được ghi chép trong một bảng giá FMC (FMC tariff). NVOCC có khả năng ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contract) với các hãng tàu. Điều duy nhất mà một NVOCC không thể thực hiện là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier). Để có giấy phép này, cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75,000 và thêm USD 10,000 cho một chi nhánh.
OTI-Ocean Freight Forwarder: Giấy phép này cho phép doanh nghiệp hoạt động như một công ty giao nhận tại Mỹ hoặc làm đại lý của các NVOCC – doanh nghiệp sở hữu FMC bond và có bảng giá riêng (Tariff). Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và không thể phát hành hóa đơn với giá mà hãng tàu cung cấp (không tăng giá). Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hoặc NVOCC trả cho họ, và họ không thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service contact) với hãng tàu như NVOCC. Để có giấy phép này, cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 50,000 và USD 10,000 cho một chi nhánh.
OTI-NF: Giấy phép này cho phép doanh nghiệp hoạt động với chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.
1.3. Lợi ích sở hữu giấy phép FMC
– Cung cấp bảo hiểm
Các doanh nghiệp đã có Giấy phép FCM đồng nghĩa với việc họ có chính sách bảo vệ hàng hóa được vận chuyển. Chính sách này bao gồm cả về rủi ro mất mát và các tổn thất khác trong suốt quá trình vận chuyển.
– Cung cấp báo giá hợp lý
Khi một khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp có Giấy phép FMC, bạn sẽ không cần lo lắng về các tranh cãi phát sinh về chi phí vận chuyển. Bởi để hoàn thiện quy trình đăng ký giấy phép, các doanh nghiệp cần thực hiện bước “Khai báo Tariff Filling”, bắt buộc doanh nghiệp phải khai báo toàn bộ chi phí dịch vụ vận chuyển và cập nhật 30 ngày một lần.
– Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các dịch vụ Giải quyết tranh chấp và Dịch vụ Giải quyết Tranh chấp Người tiêu dùng (CADRS)

2. Vì sao cần phải có giấy phép FMC?

Đối với thị trường Mỹ, hàng hóa xuất, nhập khẩu phải được doanh nghiệp vận chuyển gồm OTI và NVOCC thực hiện (theo quy định của Luật pháp thương mại Hoa Kỳ). Và những doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa cho những lô hàng đi Mỹ hay từ Mỹ về VN cần phải có giấy phép khai thác do FMC cấp (Theo luật pháp Mỹ – CFR, phần 515). Các quy định của FMC liên quan đến việc vận chuyển hàng container đến Hoa Kỳ đều rất nghiêm ngặt, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy định địa phương, và yêu cầu một mức độ chuyên nghiệp cao để tránh rủi ro về thuế phí và các khoản phạt tại cả nơi giao hàng và các điểm chuyển tải. Vậy nên nếu doanh nghiệp không được cấp phép bởi FMC chỉ có thể tham gia với tư cách là đại lý, phục vụ một số công đoạn phụ do ủy thác của các hãng tàu chuyên chở và sẽ không có khả năng bảo vệ tối đa khỏi các rủi ro nêu trên cho khách hàng trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

3. Điều kiện cần và đủ để có giấy phép FMC

– Doanh nghiệp hoạt động ổn định ít nhất 3 năm
– Là hội viên hiệp hội giao nhận quốc gia (như VLA tại Việt Nam) hoặc trực tiếp là Hội viên của FIATA
– Doanh nghiệp cần có bảo hiểm trách nhiệm logistics bond OTI-NVOCC Bond ít nhất 100.000 USD/case và tối thiểu 1.000.000 USD/năm để đạt điều kiện đăng ký FMC License.
– Báo cáo tài chính ổn định, chứng minh khả năng đảm bảo trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động logistics đến Mỹ trong 3 năm gần nhất.

4. Quy trình xin giấy phép FMC cho doanh nghiệp

– Bước 1: Thực hiện mua OTI – NVOCC Bond có giá trị bảo lãnh 150,000 USD
– Bước 2: Đăng ký mẫu HBL
– Bước 3: Đăng ký giấy phép FMC
– Bước 4: Cài đặt tài khoản và khai báo biểu phí dịch vụ (Tariff Filling)

5. Tóm tắt

Tổng hợp lý do vận chuyển hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy phép FMC
Tổng hợp lý do vận chuyển hàng hóa sang Mỹ cần phải có giấy phép FMC
Zalo Wr1