Tin Tức

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Nghị định số 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
1. Hóa chất nguy hiểm được hiểu là gì?
Theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP Hóa chất, hay chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Có 9 loại và nhóm hóa chất nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP bao gồm:
Loại 1 Chất nổ và vật phẩm dễ nổ:
• Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
• Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
• Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
• Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
• Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
• Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2 Khí:
• Khí dễ cháy.
• Khí không dễ cháy, không độc hại.
• Khí độc hại.
Loại 3 Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4 Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Chất có khả năng tự bốc cháy; Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5 Chất oxi hóa; Peroxit hữu cơ.
Loại 6 Chất độc, Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7 Chất phóng xạ.
Loại 8 Chất ăn mòn.
Loại 9 Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Những hóa chất nguy hiểm sẽ được quy định cụ thể tạ phụ lục I của nghị định 42/2020/NĐ-CP, theo đó nếu như bạn có tiến hành vận chuyển một trong các loại hóa chất nguy hiểm này thì phải tiến hành xin giấy phép vận chuyển hóa chất theo quy định.
2. Hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm mới 2023
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm loại 5 và loại 9 bao gồm:
• Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định.
• Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất.
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp pháp do cơ quan nhà nước cấp.
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
• Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
• Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hóa chất nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4loại 9 bao gồm:
• Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
• Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa).
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp pháp do cơ quan nhà nước cấp.
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
• Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm.
• Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
• Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển.
• Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
• Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật:
• Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
• Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa).
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
• Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt
• Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hóa chất hóa thuốc bảo vệ thực vật.
• Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm.
3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ giấy phép vận chuyển hóa chất qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử tại cơ quan có thẩm quyền:
• Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
• Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
• Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Bước 2: Xử lý hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở nơi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hóa chất hoặc theo đường bưu điện.
4. Các trường hợp không cần phải xin cấp giấy phép vận chuyển hóa chất
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
• Vận chuyển hóa chất nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam.
• Vận chuyển hóa chất nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam.
• Vận chuyển hóa chất nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít.
• Vận chuyển hóa chất nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam.
• Vận chuyển hóa chất nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hóa chất nguy hiểm.
Zalo Wr1