Tin Tức

Tín chỉ carbon và tầm quan trọng với môi trường

Dự kiến vào năm 2028, Việt Nam sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch Tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon là một loại giấy phép cho phép người sở hữu thải ra môi trường một lượng khí CO2, khí thải nhà kính (CH4, NO2) có giới hạn. 
Tín chỉ carbon và tầm quan trọng với môi trường
Tín chỉ carbon và tầm quan trọng với môi trường
Tín chỉ carbon là một loại giấy phép cho phép người sở hữu thải ra môi trường một lượng khí CO2, khí thải nhà kính (CH4, NO2) có giới hạn. Một tín chỉ carbon sẽ tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) thải ra môi trường. Mục tiêu chính của việc áp dụng hệ thống tín chỉ carbon là hạn chế lượng khí thải nhà kính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và cùng chung tay vào cuộc chiến chống biến biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khắc nghiệt.
Tín chỉ carbon được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát lượng khí thải, chúng đóng vai trò hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính, khí độc hại từ các ngành công nghiệp như điện, thép, dệt may, phân bón,… nơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tín chỉ carbon trở thành công cụ hữu ích để đạt được mục tiêu giảm phát thải và đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội của nhiều tổ chức.
Sơ đồ minh họa về tín chỉ carbon:
Sơ đồ tín chỉ carbon
Sơ đồ tín chỉ carbon
Mục tiêu chính của tín chỉ carbon là hạn chế phát thải carbon và thúc đẩy phát triển bền vững. Thông qua định giá và giao dịch các khoản tín chỉ carbon, chúng ta có thê tạo ra một thị trường khuyến khích nâng cao hiệu suất năng lượng và khí hậu. Tín chỉ carbon được coi là một phương tiện đánh giá giá trị của việc giảm lượng khí thải carbon, đồng thời khuyến khích hành động để bảo vệ môi trường.
Hiện nay trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, trong đó 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Thị trường carbon tại Việt Nam đang triển khai xây dựng với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Dự kiến đến năm 2028, Việt Nam sẽ hoạt động chính thức sàn giao dịch Tín chỉ carbon. Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Nghị định này quy định cụ thể về lộ trình phát triển và thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. 
Trong giai đoạn đến năm 2027, Việt Nam sẽ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý và vận hành thị trường carbon, bao gồm:
– Quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon;
– Quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon
– Hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế;
– Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Giai đoạn từ năm 2028 trở đi, thị trường carbon tại Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động, bao gồm các hoạt động:
– Chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon;
– Quy định tổ chức kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
Zalo Wr1